Báo cáo hồi cuối tháng 9 của công ty nghiên cứu thị trường Morning Consult cho thấy ở một số quốc gia,ịchtrảthùkết quả bóng đá tây ban nha số người có ý định đi du lịch vẫn gia tăng. Tuy nhiên ở những nước khác, đặc biệt là châu Âu và châu Mỹ, chỉ số này bắt đầu có xu hướng chững hoặc giảm. Số người Pháp muốn đi du lịch giảm 11% so với cùng kỳ 2022, Đức giảm 6%, Canada và Nga cùng giảm 4%. Nghiên cứu được thực hiện trong hai năm 2022-2023, khảo sát 14.000 người trưởng thành.
Lạm phát khiến thu nhập giảm ở nhiều nơi. Người dân buộc phải cơ cấu lại chi tiêu. Nhà phân tích du lịch và khách sạn Lindsey Roeschke của Morning Consult cho rằng nhu cầu muốn đi du lịch sau thời gian bị dồn nén đang dần cạn. Việc đi du lịch sẽ không giảm đáng kể nhưng phần lớn mọi người không có nhu cầu đi ồ ạt như thời kỳ sau dịch.
"Du lịch trả thù" là thuật ngữ chỉ xu hướng của những người sau thời gian phải ở nhà đổ xô đi du lịch. Xu hướng này bùng nổ sau đại dịch, khi các hạn chế được gỡ bỏ.
Morning Consult nhận định xu hướng du lịch trả thù sẽ "trụ lại lâu hơn" ở châu Á - Thái Bình Dương, nơi nhiều quốc gia thực thi các hạn chế liên quan dịch bệnh dài hơn, mở cửa biên giới muộn hơn những khu vực khác. Nhưng theo báo cáo của tổ chức Oxford Economics có trụ sở tại Mỹ và Anh, du khách có xu hướng giảm dần các chặng ngắn trong "cuộc hành trình trả thù".
Nhu cầu bị dồn nén thúc đẩy du lịch ở châu Á - Thái Bình Dương trong nửa đầu năm nay. Kể từ đó, xu hướng bắt đầu đảo ngược. Lượng khách Singapore đến Malaysia là một ví dụ, giảm sau khi tăng đột biến hồi cuối năm 2022.
Morning Consult nói nhu cầu đi du lịch của người Nhật thấp nhất trong số 15 quốc gia được khảo sát với 53% người được hỏi có kế hoạch nghỉ dưỡng trong 12 tháng tới. Nhu cầu của người Trung Quốc tăng khi lượng đặt phòng trong và ngoài nước dịp tuần lễ vàng 1/10 cao gấp 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái. "Nhưng mức độ nhiệt tình này có thể không kéo dài", Oxford Economics cảnh báo. Báo cáo cũng lưu ý khách Trung ngày càng thích du lịch trong nước thay vì quốc tế.
Bùng nổ du lịch tại châu Á đã qua đỉnh cao. "Tăng trưởng về số lượng khó có thể đủ để ngăn sự sụt giảm tốc độ phục hồi ở hầu hết các nơi trên thế giới. Đây là đòn giáng mạnh vào các điểm đến đang hy vọng phục hồi mạnh mẽ", báo cáo của Morning Consult nêu.
Dù vậy, ngành du lịch vẫn lạc quan. Một khảo sát của công ty bất động sản JLL có trụ sở tại Mỹ công bố hôm 28/9 chỉ ra 77% chủ khách sạn ở châu Á - Thái Bình Dương dự đoán mức độ lấp đầy phòng sẽ tăng vào năm 2024.
Anh Minh(Theo CNBC)